Bên cạnh than đá, biomass là một trong những nguồn năng lượng quan trọng cho sự phát triển bền vững của Việt Nam
Vậy Việt Nam có tiềm năng như thế nào trong sự phát triển của ngành sản xuất năng lượng sinh khối? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Thế giới những năm qua đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng trong nhu cầu sử dụng nhiên liệu đốt, đặc biệt là than đá. Tuy nhiên, nguyên liệu này tồn tại những mặt hạn chế trong tiến trình phát triển của nhân loại. Vì vậy, Biomass đang ngày càng khẳng định vị thế của mình thay cho than đá và các năng lượng hóa thạch khác.
Năng lượng biomass là thuật ngữ được sử dụng để chỉ dạng năng lượng tái tạo hữu cơ thu được từ các loài sinh vật. Đây được xem là nguồn tài nguyên rất quan trọng trên Trái Đất vì chúng có thể tái tạo.
Theo ước tính, Việt Nam có trữ lượng sinh khối khoảng 170 triệu tấn. Với nền nông nghiệp phát triển mạnh ở Việt Nam, năng lượng sinh khối có thể đến từ nhiều nguồn nguyên liệu như bã mía, dăm gỗ, trấu và rơm rạ. Việc tận dụng tiềm năng lớn về năng lượng biomass ở Việt Nam sẽ không chỉ giúp giảm sự phụ thuộc của Việt Nam vào các nguồn năng lượng truyền thống như than đá, dầu mỏ…, giảm phát thải carbon và ô nhiễm môi trường mà còn đem lại lợi ích kinh tế cho người nông dân tham gia vào chuỗi giá trị năng lượng sinh học.
Tiềm năng về năng lượng Biomass tại Việt Nam đến từ các nguồn nguyên liệu tiêu biểu như:
Tổng lượng phế thải gỗ thu được từ các nhà máy vào năm 2015 là khoảng 4,5 triệu tấn. Dự kiến lượng phế thải gỗ tăng đến 6,1 triệu tấn vào năm 2030 và 9 triệu tấn vào năm 2050.
Chỉ riêng trong năm 2010, tiềm năng sản xuất năng lượng biomass đến từ tổng lượng lượng phế phẩm thu được từ lúa và mía đường là khoảng 9300 KTOE (TOE tương đương 1 tấn dầu). Con số này dự báo đạt 9800 KTOE vào năm 2030 và 8500 KTOE vào năm 2050.
Rác thải được chia thành bốn loại: rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng, rác thải công nghiệp và rác thải y tế. Khả năng thu hồi năng lượng từ rác thải hữu cơ khoảng 0,82 triệu TOE năm 2015, tăng lên 1,5 triệu TOE năm 2030 và đạt 2,5 triệu TOE năm 2050.
Các nguồn chất thải hữu cơ có thể sự dụng làm nguyên liệu chính để sản xuất nhiên liệu sinh khối ở Việt Nam có:
Có thể thấy, bên cạnh than đá, Biomass sẽ đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của các ngành năng lượng trên thế giới ngày nay và dự kiến sẽ còn chi phối ở các nước đang phát triển trong một thời gian dài sắp tới.
Nguồn Tổng hợp tin tức