Hiện nay, công nghiệp sản xuất bột cá làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi đang phát triển ở Việt Nam. Sản lượng bột cá hàng năm ngày càng tăng tác động tích cực đến ngành chăn nuôi, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản. Hiện các nhà máy tại Bà Rịa – Vũng Tàu đi tiên phong của ngành công nghiệp này và không ngừng mở rộng đầu tư sản xuất. Tại khu vực này, ngoài nước thải thì ô nhiễm môi trường không khí do mùi hôi từ các nhà máy đang là vấn đề nổi cộm nhất đến nay vẫn chưa được giải quyết, gây bức xúc trong cộng đồng dân cư.
Hầu như toàn bộ những hệ thống xử lý mùi hôi của các nhà máy không có hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Các công nghệ xử lý không được đánh giá đầy đủ về mặt khoa học. Các thiết bị phần lớn là do nhà máy tự gia công chế tạo không đảm bảo tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật. Kết quả là các hệ thống xử lý này đều không hiệu quả, mức độ ô nhiễm mùi gần như hoàn toàn không được cải thiện mặc dù chi phí đầu tư xây dựng và vận hành lớn.
– Mùi hôi phát sinh từ nhiều công đoạn sản xuất bột cá của các nhà máy, tuy nhiên chủ yếu là khâu sấy nguyên liệu. Qua khảo sát thực tế tại các nhà máy, nhóm nghiên cứu đã xác định được nguyên nhân chính gây ô nhiễm mùi hôi là do dòng khí nóng (> 100oC) bão hòa hơi nước có lưu lượng lớn thoát ra từ thiết bị sấy mang theo các thành phần gây mùi hôi bao gom cả vô cơ lẫn hữu cơ, đặc biệt là NH3) H,s, các axit amin và mecaptan không được thu giữ mà thải trực tiếp ra môi trường.
– Trung bình cứ khoảng 4 kg nguyên liệu, sau quá trình sấy sẽ thu được 1 kg bột cá thành phẩm và thoát ra khoảng 3 kg hơi nước bão hòa mang theo mùi hôi cẩn xử lý. Trên cơ sở đánh giá kết quả khảo sát nhóm nghiên cứu đã xác định quy trình cồng nghệ, tính toán thiết kế quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị xử lý mùi hôi từ quá trình sấy nguyên liệu. Điểm quan trọng nhất là cần phải thu giữ triệt để lượng hơi nước mang mùi trong dòng khí thải do vậy cơ chế xử lý chủ yếu dựa trên nguyên lý ngưng tụ nhờ hiện tượng giảm áp suất bão hòa khi giảm nhiệt độ.
– Tuy nhiên, các thành phần ô nhiễm có nông độ cao cho nên sau khi qua tháp ngưng, khí thải sẽ tiếp tục được xử lý bằng hấp phụ, rửa nước và cuối cùng là oxy hóa bằng ôzôn để loại bỏ gần như hoàn toàn những thành phẩn ỏ nhiễm gây mùi còn lại
– Khí thải từ lò sấy cá (ở dạng hơi nước với độ ẩm lên tới 90 % và các thành phẩn ô nhiễm như NH3, H2S, mercaptan và các axit amin) được dẫn qua thiết bị ngưng tụ kiểu gián tiếp để giảm nhiệt độ nhằm chuyển hóa phần lớn hỗn hợp khí thải từ pha hơi sang pha lỏng.
– Nước ngưng chứa hàm lượng lớn các thành phần gây ô nhiễm mùi hôi được thu và dẫn về hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT). Nước làm mát bơm vào để trao đổi nhiệt thực hiện quá trình ngưng tụ sau đó được đưa vẽ tháp giải nhiệt để hạ nhiệt độ và sau đó vế bồn chứa nước tuần hoàn tiếp tục sử dụng cho quá trình xử lý.
– Tiếp theo khí thải được dẫn qua thiết bị tách nước ngưng bị lôi cuốn theo. Nhiệt độ của khí thải sau khi qua thiết bị tách nước ngưng đã giảm đáng kể, còn khoảng 50oC (để ngưng tụ được đến 75 % lượng hơi nước mà không cẩn táng quá lớn kích thước thiết bị). Sau đó khí thải được dẫn qua tháp rửa có nhổi vật liệu đệm làm việc liên tục ngược dòng với dung dịch hấp thụ là nước để xử lý lượng NH3 và H2S còn lại. Nước rửa ở đáy thiết bị được đưa ra bổn chứa tuần hoàn. Theo chu kỳ kiểm tra, lượng nước này sẽ được đưa về HTXLNT.
– Khí thải cuối cùng được làm sạch triệt để bằng quá trình oxy hóa sử dụng khí Ozone trong khoang trộn trước khi dẫn qua ống khói xả ra môi trường (NH3, H2S, mercaptan + 03 -> các hợp chất vô cơ đơn giản không mùi), đảm bảo chất lượng đạt QCVN 19:2009/BTNMT cột A và QCVN 20:2009/BTNMT.
Theo Tam Hoàng Phát