Nồi hơi hay lò hơi là thiết bị áp lực trong công nghiệp, hoạt động với công suất lớn. Chi phí lắp đặt hệ thống lò hơi khá tốn kém và vô cùng quan trọng. Lò hơi cung cấp nguồn năng lượng nhiệt nóng để duy trì hoạt động sản xuất của các nhà máy.
Duy trì hoạt động của lò hơi một cách an toàn và hiệu quả là vô cùng cấp thiết ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Để tránh các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận hành như nổ lò hơi thì doanh nghiệp cần đầu tư thêm từ hệ thống kỹ thuật đến lao động vận hành lò hơi.
Để tránh xảy ra các hậu quả không nên có, doanh nghiệp cần lưu ý và tìm hiểu kỹ lưỡng để hạn chế tối thiểu các nguy cơ có thể xảy ra. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn các nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục nhằm duy trì lò hơi hoạt động hiệu quả và an toàn.
Do cáu cặn bám vào bề mặt ống, bề mặt lò hơi từ khâu xử lý nước lò hơi hoặc nước cấp kém, khiến bề mặt bị ăn mòn.
Các vật liệu vỏ thân lò hơi, bao hơi và các bộ phận áp lực khác bị ăn mòn và mài mòn lâu ngày dẫn đến rò rỉ, nứt và vỡ.
Cáu cặn bám vào thành bao hơi, thân lò làm giảm sự truyền nhiệt và dẫn đến quá nhiệt cục bộ của vật liệu ngay tại vị trí đó. Việc bị làm nóng quá mức làm cho vật liệu bao hơi mềm hơn, gây ra biến dạng và giảm khả năng chịu áp lực, dẫn đến hiện tượng nổ lò.
Tín hiệu truyền sai lệch hoặc không chính xác do các thiết bị cảm biến báo mức nước, đồng hồ đo áp suất hư hỏng. Khiến các thiết bị bơm tiếp tục bơm nhưng áp suất trong lò đang cao quá mức, sẽ dẫn đến nổ nồi hơi.
Nếu người vận hành lò hơi không biết cách xử lý khi nước lò hơi bị cạn, mà tiếp tục bơm nước vào lò. Lúc này áp suất thân lò hơi đột ngột tăng: Dẫn đến hiện tượng nổ lò hơi phổ biến thường xảy ra hiện nay.
Van an toàn bị hư hỏng do không được kiểm tra thường xuyên, thay thế kịp lúc. Dẫn đến không tự xả hơi nước ra ngoài khiến áp suất tăng quá mức, dẫn đến nổ nồi hơi.
Van an toàn hỏng, tự xả hơi ra quá nhiều lần, lúc này lò xo không còn giữ nguyên được các phẩm chất ban đầu, về sau van an toàn sẽ bị sai lệch so với thông số cài đặt ban đầu.
Yếu tố quyết định lớn nhất trong việc vận hành lò hơi an toàn là con người.
Để người vận hành thiếu chuyên môn, sẽ không xử lý đúng cách cũng có thể là nguyên nhân gây nổ nồi hơi.
Để vận hành lò hơi an toàn thì người vận hành phải có kinh nghiệm, được đào tạo bài bản về xử lý các tình huống sự cố trong vận hành nồi hơi. Được cấp chứng chỉ hoàn thành bởi các tổ chức và cơ quan đào tạo đúng chức năng cũng như chuyên môn về vận hành và an toàn lò hơi.
Nhiên liệu trong lò hơi cháy không hết, có thể tích tụ lại với nồng độ cao sẽ gây ra nguy hiểm. Vì có thể phần nguyên liệu tích tụ này lúc không cháy đến lúc cháy sẽ cháy rất lớn, rất nhanh dễ gây ra nổ nồi hơi. Hiện tượng này thường xảy ra khi khu vực cháy bị thiếu không khí.
Khi xảy ra hiện tượng thiếu không khí trong khu vực đốt. Khói đen sẽ nhuốm kín không khí trong buồng đốt. Khi xảy ra trường hợp này, không được cấp thêm không khí vào. Việc cần làm lúc này là ngừng lò, vệ sinh sau đó tìm biện pháp khắc phục. Vì nếu thêm không khí vào sẽ tạo ra hỗn hợp gây nổ.
Xử lý nước sử dụng cho lò hơi bằng hóa chất, bằng hệ thống làm mềm nước nhằm loại bỏ các thành phần cứng. Chứa gốc cứng gây kết tủa tạo cáu cặn trong bao hơi, ống góp và các ống trao đổi nhiệt,…
Sử dụng vật liệu lò hơi có độ chịu nhiệt cao như thép chịu nhiệt. Chỉ sử dụng lò hơi được thiết kế bởi người có chuyên môn cao về thiết kế lò hơi; đúng chuẩn hiện hành của Việt Nam và Quốc Tế. Siêu âm mối hàn, thử áp lực và được cấp giấy chứng nhận kiểm định bởi các cơ quan tổ chức kiểm định có thẩm quyền.
Doanh nghiệp phải vệ sinh lò hơi định kỳ theo tháng. Tháo lắp các mặt bích thân lò, ống góp và các công tác vệ sinh lò hơi khác theo hướng dẫn của đơn vị ung cấp lò hơi. Nhằm làm sạch lò, tránh bị cáu cặn, bụi bẩn bám vào làm tắc nghẽn các ống trao đổi nhiệt. Hoặc làm giảm khả năng trao đổi nhiệt gây thất thoát nhiệt lượng hoặc tăng nhiệt độ cục bộ.
Dùng nhật ký vận hành lò hơi trong suốt quá trình vận hành lò. NHằm kiểm soát các hông số của lò. Theo dõi và phát hiện các sai sót khác để có các hướng xử lý khắc phục nhằm hạn chế rủi ro nổ lò hơi.
Thường xuyên thực hiện kiểm tra cảm biến, các thiết bị liên quan đến đo áp suất, nhiệt độ, mức nước. Nhằm đảm bảo hệ thống điều khiển hoạt động bình thường. Lò hơi phải được trang bị các thiết bị truyền tin có hiển thị thông số để công nhân vận hành lò hơi theo dõi được bằng mắt thường. Chẳng hạn như: Kính thủy sáng để kiểm tra mức nước trong lò hơi, áp kế áp suất, nhiệt kế…
Van an toàn lò hơi phải sử dụng loại được cấp chứng nhận kiểm định an toàn. Được kiểm định và cài đặt bởi các đơn vị độc lập, được cấp phép.
Van an toàn dùng để tự động xả hơi khi lò hơi quá áp, để giảm áp lực trong lò. Vì vậy không được sử dụng lại van an toàn đã tự xả hơi một lần ra ngoài. Mà phải thay mới một van an toàn khác.
Sử dụng cảm biến đo mức nước lò hơi ở các cấp khác nhau. Nhằm cảnh báo cạn mức nước cho lò hơi.
Khi phát hiện nước trong lò hơi bị cạn; người vận hành lò hơi tuyệt đối không được bơm cấp nước thêm vào lò. Mà phải thực hiện các biện pháp xử lý theo đúng quy trình vận hành lò hơi an toàn.
Và cuối cùng, điều quan trọng nhất để giảm thiểu các rủi ro nổ lò hơi. Doanh nghiệp cần đầu tư cho nhân công vận hành lò hơi – nồi hơi. Cần được đào tạo bài bản về vận hành lò hơi; các kỹ năng xử lý sự cố trong quá trình vận hành lò hơi. Cũng như cách vận hành lò hơi hiệu quả, tiết kiệm chi phí mà đem lại hiệu suất cao nhất.
Bài viết có tham khảo tài liệu từ diginexus.edu.vn