Vì tính chất đặc thù, công việc vận hành lò hơi – nồi hơi đốt than đòi hỏi người vận hành không những phải cẩn thận và độ an toàn cao còn phải tuân thủ đúng kỹ thuật vận hành lò hơi. Đáp ứng các tiêu chuẩn và tuân thủ các quy định về an toàn lao động theo luật pháp của nhà nước.
Để lò hơi – nồi hơi vận hành an toàn và đạt hiệu quả năng suất cao nhất, quản lý của doanh nghiệp cũng cần nắm rõ và có những quy định cụ thể. Nhằm đảm bảo cho công nhân vận hành có đầy đủ cơ sở vật chất được đào tạo đầy đủ về quy trình vận hành nồi hơi – nồi hơi, xử lý các sự cố trong quá trình vận hành lò hơi – nồi hơi.
Mục đích ra đời của lò hơi là để tạo ra hơi và nguồn nguyên liệu đầu vào chính là nước. Nước là yếu tố đầu tiên quan trọng cần chú ý trong nguyên tắc kỹ thuật vận hành lò hơi an toàn không thể bỏ qua.
Dưới đây là bảng thông số nước cấp vào nồi hơi và nước tham gia vào quá trình nhận nhiệt để hóa hơi trong nồi hơi:
Phải thực hiện chính xác các yêu cầu sau đây khi vận hành nồi hơi:
Bắt đầu khởi động lò, người vận hành lò hơi cần làm các bước sau:
Quay công tắc vào vị trí đốt lò, còi báo động sẽ kêu nếu nước ở mức thấp. Quay công tắc vào vị trí cấp nước cho đến khi mức nước đạt mức đủ.
Từ từ mở van gió ID&FD để nạp thêm oxy tăng tốc độ cháy. Lưu ý nếu mở van gió quá mức có thể làm lạnh tầng sôi. Liên tục theo dõi áp lực khí và nhiệt độ của tầng sôi.
Quan sát thường xuyên và bổ sung nguyên liệu để duy trì nhiệt độ của tầng sôi.
Để lò hơi được vận hành bình thường, nhiệt độ tầng sôi sẽ được duy trì trong khoảng 800 đến 8500 độ C; áp suất trong buồng đốt khoảng -2 đến – 5 mm nước. Tuy nhiên những thông số này sẽ phụ thuộc vào điều kiện của phụ tải và chất lượng nhiên liệu than.
Ở điều kiện không đổi, chú ý bộ điều tốc, vị trí van gió, áp suất gió và nhiệt độ tầng sôi tương ứng với phụ tải khác nhau.
Những việc cần làm để chăm sóc lò hơi và vận hành lò hơi an toàn.
Để sử dụng đúng kỹ thuật vận hành lò hơi an toàn. Người vận hành lò hơi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy định về an toàn lao động do nhà nước ban hành. Và các quy định khác của nhà máy, cơ sở sản xuất. Phải ghi chép đầy đủ bằng sổ nhật ký vận hành lò hơi để đánh giá đúng chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật giúp đưa nồi hơi vận hành tối ưu. Cũng như giúp đảm bảo kéo dài tuổi thọ cho lò hơi.
Tùy theo mức độ mang tải của nồi hơi mà người vận hành nồi hơi cần điều chỉnh tốc độ cấp nhiên liệu phù hợp. Không để nồi hơi bị tăng áp suất quá mức hoặc tụt nhiệt độ gây tắt lò đột ngột. Nhiệt độ buồng đốt phải luôn ở khoảng 800 đến 8500oC. Để đảm bảo tuổi thọ của lò hơi và các thiết bị, nếu không cần thiết thì nên hạn chế đốt lò dưới 50% công suất. Để tránh tình trạng đọng bám các sản phẩm lên bề mặt các ống lửa, bộ hâm nước và đường thải gió, dẫn đến truyền nhiệt của lò hơi giảm.
Điều chỉnh áp suất quạt đẩy để duy trì tầng sôi của nhiên liệu, áp suất tại buồng đốt luôn duy trì ở – 2 đến – 5mm cột nước. Nếu nhiệt độ buồng đốt tăng quá mức có thể giảm tốc độ cấp nhiên liệu.
Để đảm bảo tuân thủ đúng kỹ thuật vận hành lò hơi an toàn. Người vận hành phải giảm áp suất của gió quạt đẩy hút khi nhiệt độ buồng đốt giảm nhanh xuống dưới 700oC (mà vẫn duy trì tầng sôi đều khắp). Giảm tốc độ cấp nhiên liệu về mức thấp và quan sát ngọn lửa cẩn thận.
Nếu lúc này buồng lửa có màu đỏ tối vẫn lác đác có ánh lửa màu xanh của nhiên liệu đang cháy. Thì vẫn giữ nguyên hiện trạng buồng đốt để nhiệt độ tăng chậm. Cứ lặp lại quá trình này đến khi nhiệt độ buồng đốt đạt 8000 độ C thì trở lại duy trì lò bình thường.
Một chú ý cho người vận hành lò hơi, để đảm bảo đúng kỹ thuật vận hành lò hơi an toàn cần kiểm tra toàn bộ các thiết bị trong khu vực lò mình đang trực vận hành. Để phát hiện những hiện tượng bất thường như: Âm thanh máy móc lạ, cục bộ nóng quá mức, van bị hở hoặc xì, bích, có rung động bất thường. Đặc biệt là các thiết bị báo động và thiết bị an toàn của nồi hơi để tránh các rủi ro có thể xảy ra.
Giữ lò vẫn vận hành bình thường và thực hiện các thao tác theo thứ tự sau:
Sau đó tắt quạt đẩy, quạt hút khi nhiệt độ buồng đốt giảm xuống dưới 4000C. Mở van gió quạt hút hết cỡ để lò nguội tự nhiên bằng gió đối lưu. Sau đó bật công tắc bơm cấp nước.
Đóng van hơi chính, sau đó từ từ nhẹ nhàng mở van xả khí (van hơi phụ) để hạ áp suất lò hơ. Để van xả khí ở trạng thái mở để tránh mở ở trạng thái mở để tránh tạo áp lực chân không trong balông lò hơi khi nước trong lò nguội đi.
Thông thường mất khoảng 2h để lò hơi cháy hết nguyên liệu và nguội tự nhiên. Bơm cấp sẽ tự thêm nước bổ sung vào lò hơi nếu mực nước trong lò hơi giảm xuống dưới mức trung bình.
Các ống góp hơi, các ống thủy tối sáng và các áp kế để buồng đốt nguội. Quá trình xả đáy nồi hơi và các ống góp diễn ra cho đến khi tổng lượng chất rắn hòa tan trong nước lò ít hơn 3500 ppm. Lúc này bơm cấp nước sẽ chạy cấp nước liên tục bổ sung vào lò. Nếu mức nước trong lò cạn xuống dưới mức trung bình.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và đúng kỹ thuật vận hành lò hơi thì người vận hành nồi hơi cần phải giám sát chặt chẽ quá trình xả đáy qua ống thủy lò hơi trong suốt. Và đảm bảo sau khi quá trình xả đáy kết thúc, mức nước phải ở mức nước bình thường làm việc của lò hơi. Sau đó người vận hành nồi hơi phải ngắt cầu dao chính ngắt điện hoàn hoàn khỏi tủ điện.
Để duy trì nhiệt độ của lò xấp xỉ nhiệt độ môi trường thì phải thực hiện đóng chặn tất cả các van của lò hơi gồm:
Bài viết có tham khảo tài liệu từ diginexus.edu.vn